Giới thiệu 8 loại rèm cửa đẹp và sang trọng cho nhà ở
Rèm cửa đẹp hiện nay trên thị trường có rất nhiều, đa dạng từ mẫu mã, phong cách, giá cả nhưng bạn lại không biết nên lựa chọn thế nào. Hãy cùng tham khảo những gợi ý dưới đây của để có thể chọn được một bộ rèm cửa hoàn hảo nhất cho gia đình mình.
1. Rèm vải buông
a. Loại rèm vải buông kiểu dáng hiện đại
Rèm vải buông kiểu dáng hiện đại thường được ưa chuộng sử dụng trong những không gian rộng, cao theo phong cách hiện đại như nhà hàng, khách sạn, chung cư hay những ngôi nhà có diện tích phòng cách rộng. Loại rèm này sẽ giúp không gian trở nên kín đáo, sang trọng hơn để bạn có thể tận hưởng không gian riêng tư của gia đình.
b. Loại rèm vải buông phong cách cổ điển Châu Âu
Rèm vải buông phong cách cổ điển Châu Âu thường được sử dụng tại những không gian được thiết kế cầu kỳ, sang trọng, xa hoa theo phong cách của Vua chúa, quý tộc ngày xưa. Đặc điểm của phong cách này thường là những rèm có màu sắc trầm ấm, kết hợp với những đường may sóng tinh tế, sang trọng.
2. Rèm cuốn 2 lớp (Rèm cobi/Rèm cầu vồng)
Rèm cuốn 2 lớp được đánh giá là loại rèm tiện lợi, dễ sử dụng nhất để điều chỉnh ánh sáng. Loại rèm này thường được làm bằng chất liệu vải không tráng phủ, an toàn cho người sử dụng và rất thân thiện với môi trường. Với màu sắc đa dạng, độ bền cao, loại rèm này đang được nhiều người ưa chuộng.
3. Loại rèm roman - Rèm Xếp Lớp
Rèm roman thường được thiết kế từ nhiều loại vải khác nhau như: gấm, nhung, lanh, tơ tằm, cotton,... song phổ biến hơn cả vẫn là polyester. Rèm roman thường được thiết kế theo phong cách hiện đại, tối giản, làm vừa với khung cửa sổ tạo nên sự thoáng đãng, gọn gàng.
4. Loại rèm sáo
a. Rèm Sáo Nhôm
Nếu bạn đang tìm kiếm một loại rèm che chắn ánh sáng tốt thì rèm sáo nhôm là một sự lựa chọn hoàn hảo bởi độ che chắn ánh sáng lên đến 100%. Chất liệu lá nhôm nhẹ được sơn tĩnh điện có thể che chắn bụi và thiết kế có thể lật hoặc kéo xoay 180 độ tùy ý, thích hợp lắp đặt trong phòng tắm, phòng làm việc…
b. Rèm sáo gỗ và Rèm ngang nhựa giả gỗ
Rèm sáo gỗ và rèm ngang nhựa giả gỗ có hình thức được thiết kế y hệt như rèm sáo nhôm nhưng khác ở chất liệu. Rèm sáo gỗ thường được chế tạo từ các loại gỗ như gỗ sồi, gỗ hương, gỗ thông, gỗ Basswood. Hai loại rèm này thường thích hợp với những không gian được thiết kế theo phong cách hiện đại như phòng khách, phòng làm việc, văn phòng…
5. Loại Rèm lá dọc
Một loại rèm khá phổ biến và được nhiều người sử dụng là rèm lá dọc, có khả năng cản ánh sáng, cách nhiệt, hạn chế bụi, và đặc biệt là khả năng chống cháy tức thời.
Rèm lá dọc trên thị trường hiện nay được thiết kế vô cùng đa dạng về màu sắc, hoa văn phù hợp với nhiều phong cách khác nhau, từ cổ điển đến hiện đại. Chính vì vậy, loại rèm này cũng có thể ứng dụng trong nhiều không gian sinh hoạt khác nhau như phòng khách, phòng ngủ, văn phòng, phòng họp,...
6. Loại Rèm cuốn
Một loại rèm được đánh giá cao về sự linh động, tiện nghi là rèm cuốn. Bạn có thể dễ dàng thả hoặc cuốn rèm rất nhanh chóng. Khi chọn rèm, hãy lưu ý đến màu sơn tường mà màu sắc của đồ nội thất để mang lại tổng thể hài hòa. Rèm cuốn thường được ứng dụng nhiều tại các văn phòng có hơi hướng thiết kế hiện đại, sang trọng.
7. Rèm cửa tự động
Rèm cửa tự động là một phát minh sáng tạo giúp bạn có được một trải nghiệm tuyệt vời nhất. Với loại rèm cửa này, không cần tự tay cuốn hoặc buông rèm mà bạn có thể điều khiển nó với một chiếc điều khiển từ xa vô cùng tiện lợi.
8. Rèm sợi hiện đại và sang trọng
Từ những sợi chỉ mảnh được đính kim sa lấp lánh, phủ dày tạo nên một bức rèm sợi mỏng manh đẹp mắt, sang trọng, vừa để che chắn, vừa có thể trở thành một điểm nhấn cho căn phòng thêm sinh động, sang trọng.
- Thiết kế nội thất nào sẽ trở nên lỗi mốt khi bước sang năm 2019?
- Không gian sống trẻ trung với nội thất màu cam
- Thiết kế nội thất màu trắng và xám cho chủ nhà thích sự đơn giản
- 10 thiết kế nội thất được ưa chuộng với những không gian nhỏ hẹp
- Nội thất sang trọng và ấm cúng với gam màu nâu
- Trầm trồ trước món đồ nội thất "vạn người mê" được chế từ gốc cây đã cũ
- 7 món đồ nội thất đừng phí tiền mà mua nếu không muốn hối hận
- Lỗi sai khi thiết kế nội thất cho căn hộ có diện tích khiêm tốn mà hầu như ai cũng mắc phải